KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2020 – 2021

    UBND HUYỆN ĐỨC TRỌNG    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                               

     Số:  11 /KH-THCS LHP                          Liên Nghĩa, ngày 02 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020 – 2021

 

          Căn cứ Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

          Thực hiện Công văn 1162/SGDĐT-GDTrH  ngày 06/7/2020 của Sở GDĐT Lâm Đồng về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; Công văn số 1515/SGDĐT-GDTrH ngày 28/8/2020 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

Căn cứ Công văn số 05 /PGDĐT ngày 24/9/2020 của Phòng GDĐT Đức Trọng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học cơ sở năm học 2020-2021;

          Căn cứ chương trình các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông của các nhóm bộ môn;

Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ CBQL-GV-NV, học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường;

Trường THCS Lê Hồng Phong xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2020-2021 với những nội dung cụ thể như sau:

  1. I. Bối cảnh giáo dục của địa phương và nhà trường
  2. Bối cảnh bên ngoài:

          Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và thoe hướng dẫn của các cấp, nhà trường tiếp tục khẳng định là niềm tin của gia đình và xã hội, làm cho học sinh thích học, thích đi học, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tập trung xây dựng trường học tiên tiến, hiện đại và hội nhập, tích cực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự cho việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

– Xác định nhiệm vụ, giải pháp huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất trường, lớp học; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; nội dung, tài liệu giáo dục địa phương… để triển khai áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường theo đúng lộ trình quy định của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

          1.1. Thời cơ

–  Cơ chế phân cấp, dân chủ, tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

–  Sự hoàn thiện của các văn bản pháp quy về công tác giáo dục.

– Chủ trương xã hội hoá giáo dục cũng góp phần tạo nên nhà trường được phát triển toàn diện.

– Phòng Giáo dục và Đào tạo Đức Trọng thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo…, đây cũng là cơ hội tốt cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao tay nghề của bản thân. 

– Ban đại diện CMHS luôn sát cánh và ủng hộ nhiệt tình về mặt tinh thần đối với các phong trào của nhà trường.

– Công nghệ thông tin và các công nghệ khác không ngừng phát triển với các phần mềm tiện ích hỗ trợ cho việc quản lý và dạy học ngày càng tốt hơn.

         – Được sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, của Sở giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng, Phòng GD&ĐT huyện Đức Trọng.
         – Được sự đồng thuận, hỗ trợ của phụ huynh học sinh và các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc triển khai các hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường.

        – Nhà trường được quan tâm của các cấp lãnh đạo đầu tư  về cơ sở vật chất.

1.2. Thách thức

          – Giáo dục đối mặt với những thách thức về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, trong khi nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho giáo dục của Nhà nước và phần đông gia đình còn hạn chế. 

          – Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đặt ra nhiệm vụ nặng nề và thách thức lớn đối với sự phát triển Giáo dục và Đào tạo; khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, sự phát triển không đều giữa các địa phương vẫn tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến thiếu bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục và khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các đối tượng người học và địa phương.

        – Tiếp tục giữ vững sự tin tưởng của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể địa phương, phụ huynh học sinh về chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

        – Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng với các yêu cầu đổi mới giáo dục để sẵn sàng tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018.

  1. Bối cảnh bên trong

2.1. Điểm mạnh của nhà trường

      – Trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt chuẩn kiểm định chất lượng mức độ 3.

      – Trường được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen, Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng III.

      – Trường liên tục được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.

     – Đa số  giáo viên có tinh thần trách nhiệm trong công tác, trong giảng dạy, nhiều đồng chí là nòng cốt trong phong trào thi đua của trường, của ngành, là thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra của ngành. Các tổ chuyên môn đều có lực lượng nòng cốt, tay nghề vững vàng đã lan tỏa được tác dụng trong đồng nghiệp. CBQL – giáo viên được đào tạo qua sư phạm đã đạt chuẩn và trên chuẩn. Có 57 đ/c đã có trình độ Đại học và có 02 đồng chí trong BGH đang học lớp Thạc sỹ quản lý Giáo dục, 01 giáo viên đang học lớp Thạc sỹ chuyên môn,  01 giáo viên đang theo học lớp đại học.

      – Chất lượng giáo dục toàn diện ổn định vững chắc. Duy trì và tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua và các cuộc vận động. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động đồng bộ, đạt hiệu quả cao.

 – Cơ cấu đội ngũ, số lượng học sinh năm học 2019-2020;

  + Ban giám hiệu: Hai đồng chí đều là Đảng viên, có trình độ chuyên môn vượt chuẩn, chuyên môn phân bổ ở hai môn: Anh, Lý.

       Kết quả đạt được năm học 2019-2020:

Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường, nổ lực cố gắng, đoàn kết, quyết tâm, sáng tạo, vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học  2019-2020. Kết quả thể hiện trên những nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu chủ yếu: Tập thể đoàn kết có ý thức trách nhiệm trong giáo dục học sinh, có trình độ chuyên môn vững vàng, có các giải pháp, sáng kiến cải tiến phương pháp dạy học. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học, tổ chức tốt các hoạt động dạy học. Chất lượng giáo viên tham gia các cuộc thi và học sinh giỏi các cấp đạt kết quả cao:

+ Đối với giáo viên:

Có 02 giáo viên giỏi cấp huyện nghiệp vụ sư phạm trẻ;  đề xuất 02 chiến cấp tỉnh; 09 chiến sĩ thi đua cơ sở.

+ Đối với học sinh:

  • Học sinh giỏi cấp huyện: 27 em
  • Học sinh giỏi cấp tỉnh: 13 em
  • Tin học trẻ không chuyên: Cấp huyện đạt 3 em, cấp tỉnh: 02 em, 02 học sinh được chọn thi cấp Quốc gia.
  • Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện đạt Giải nhất toàn đoàn, Cấp tỉnh đạt 40 huy chương ở các bộ môn.
  • Cuộc thi KHKT cấp huyện đạt 2 sản phẩm.
  • Tham gia đạt kết quả cao các cuộc thi: Học sinh với ATGT cấp tỉnh giải nhì
  • Kể chuyện theo sách cấp huyện đạt giải nhất.

Chất lượng giáo dục toàn diện ổn định vững chắc tỉ lệ học sinh trên trung bình 98.6%, Chất lượng HSG 801- 49,1% cao hơn năm trước. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp 100%. Học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa, Tin học trẻ không chuyên 15 em (tăng 10 em so với năm học 2018-2019), học sinh giỏi cấp huyện, tin học trẻ không chuyên cấp huyện 30 em ( tăng 02 em so với năm học trước), các giải TDTT, các cuộc thi đều đạt kết quả cao hơn so với năm học trước.

Duy trì và tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua và các cuộc vận động. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, các doanh nghiệp tại địa phương đã tặng nhà trường 02 công trình: sân khấu và bê tông hóa, sửa chữa sân trường. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động đồng bộ, đạt hiệu quả cao, chi bộ được công nhận Chi bộ Trong sạch vững mạnh, công đoàn vững mạnh xuất sắc, liên đội mạnh cấp tỉnh.

Chất lượng – hiệu quả dạy và học.

+Hạnh kiểm: Tốt 1433-87,9%; Khá 182-11,2%; TB 15-0.9%; không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu.

+ Học lực: Giỏi 801-49,1%; Khá 567-34,8%; TB 238-14,6%; yếu 24- 1,5%; Kém 0- 0%.      

2.2. Điểm yếu

Một số ít giáo viên chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm để tạo được niềm tin, uy tín cho đồng nghiệp, phụ huynh học sinh; còn ngại đổi mới.

–  Địa bàn là khu vực có nhiều nhà trọ, nhiều học sinh là con em các gia đình ở trọ, kinh tế, đời sống tinh thần không ổn định đã tác động đến việc học tập của các em. Một số học sinh ở vùng thị trấn dễ bị lôi kéo ảnh hưởng các tệ nạn xấu của xã hội nên ý thức học tập, ý thức tổ chức kỷ luật vẫn còn hạn chế.

–  Về cơ sở vật chất: Chưa có khu hiệu bộ, các phòng làm việc của các bộ phận trong nhà trường còn sử dụng tạm các phòng học.

  1. Định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường

    – Năm học 2020-2021  là năm  triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng  bộ thị trấn Liên nghĩa lần thứ X, Huyện Đảng bộ Đức Trọng lần thứ XIII nhiệm kỳ 2020-2025; Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ GDĐT, chương trình hành động của Tỉnh ủy Lâm Đồng tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT. Trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm sau:

– Tăng cường quán triệt và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tăng cường nền nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả giáo dục trong nhà trường; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của học sinh đối với gia đình và xã hội, cộng đồng của học sinh; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giản, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới; thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới phương thức đánh giá học sinh; tích cực đổi mới nội dung, phương thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương; thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục.

– Xây dựng trường trở thành một trường đạt chất lượng giáo dục. Đào tạo những con người phát triển theo hướng toàn diện, mạnh về thể chất, phát triển về trí lực, đáp ứng được sự tiến bộ và phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.

– Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, tích cực, có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển năng lực cá nhân, có khả năng thích ứng với cộng đồng. Đào tạo học sinh có tri thức, có sức khoẻ, có óc sáng tạo, luôn có những kì vọng, tự tin hội nhập là những giá trị mà trường vươn tới.

– Bằng các hình thức giáo dục hữu hiệu theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, chú trọng tìm hiểu, nắm vững đặc điểm tâm lý của từng học sinh nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để mọi học sinh phát huy hết năng lực cá nhân, tư duy sáng tạo của mình. Tạo một môi trường học tập thân thiện để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày hạnh phúc.

………………………..

…………………………

Download (PDF, Unknown)